Như vậy, sau khi giảm giá 604 đồng/lít trong kỳ điều hành trước, xăng dầu đã quay đầu tăng giá. Từ sau thời điểm 15h30 chiều nay, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng RON 92, lên mức không cao hơn 15375 đồng/lít; Xăng E5 giảm tăng mạnh nhất 975 đồng/lít, lên mức không cao hơn 15.225 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 253 đồng, lên mức không cao hơn 11.914 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 200 đồng, lên mức không cao hơn 10.496đng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 214 đồng, lên mức không cao hơn 8.837 đồng/kg.
Ngoài ra, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.
Liên quan đến giá xăng dầu thế giới, liên bộ cho biết: Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 19/8/2016 là 50.094 USD/thùng xăng RON 92; 52.508 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 52.522 USD/thùng dầu hỏa; 235.739 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S).
Thuế bình quân gia quyền trong công thức giá cơ sở tiếp tục được giữ ở mức: Xăng: 15,74%; Dầu diesel: 1,84%; Dầu madut 0% và dầu hỏa 0%. Mức thuế này được Bộ Tài chính đưa ra căn cứ trên tỷ trong nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu hỏa và dầu madut về Việt Nam trong quý II/2016 từ ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực khác (do Tổng cục Hải quan cung cấp) và sản lượng xuất bán từ Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn (do Tổng cục thuế cung cấp)
Theo công bố của Bộ Tài chính vừa công bố số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu tính tới hết tháng 6/2016. Theo dữ liệu này, có tới 14 trong số 21 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị âm quỹ. Tới hết quý II/2016 số dư quỹ bình ổn xăng dầu còn gần 1.500 tỷ đồng, giảm tới 60% so với thời điểm cuối năm 2015. Số dư quỹ bình ổn giảm mạnh, theo lý giải của cơ quan điều hành là do trong khi tổng số sử dụng quỹ lên tới hơn 3.821 tỷ đồng thì số trích quỹ cho các doanh nghiệp ở mức 1.525 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có số âm quỹ lần này gồm cả doanh nghiệp đầu mối quy mô kinh doanh lớn, như Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) âm 86,6 tỷ đồng, cho tới các doanh nghiệp nhỏ, gồm Công ty CP Hóa đầu Quân đội (35,7 tỷ đồng); Lọc hóa dầu Nam Việt (24,6 tỷ), Công ty TNHH Vận tải bộ Hải Hà (45,6 tỷ), Xăng dầu và Dịch vụ Hàng hải STS (43,1 tỷ); Công ty TNHH Hải Linh (69,5 tỷ đồng)...
Hai phần ba số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hiện đang âm quỹ bình ổn giá.
Trong khi đó, top 3 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lại có số dư quỹ lớn. Cụ thể, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dư tới gần 1.425 tỷ đồng; Tổng công ty Xăng dầu Quân đội dư 218,5 tỷ; Saigon Petro dư 172,3 tỷ đồng...
Số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu được công bố trước thời điểm điều chỉnh giá xăng đúng một ngày. Với 14/21 doanh nghiệp đầu mối đang âm quỹ, cộng với giá bình quân mặt hàng xăng dầu thành phẩm trên thế giới đang tăng trong 15 ngày qua, thì mặt hàng xăng, dầu bán lẻ trong nước khó tránh khỏi việc tăng giá sau 4 lần giảm liên tiếp.
Nguồn tin: xangdau.net